Tin tức

Để tuột mất 35 tỷ USD vì quá thẳng thắn, Jack Ma vừa mắc sai lầm lớn?

09/11/2020

Jack Ma rất bận rộn.

Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho vụ IPO lớn nhất thế giới. Ông cũng đang bận rộn chuẩn bị cho ngày 11/11 – sự kiện mua sắm lớn nhất năm được triển khai đồng loạt trên các trang thương mại điện tử thuộc hệ sinh thái của Alibaba. Nhưng tại 1 diễn đàn về tài chính tại Thượng Hải cuối tuần trước, ông đã đưa ra những bình luận khá thẳng thắn về hệ thống ngân hàng Trung Quốc và tự đưa mình vào "tâm bão".

Trong bài phát biểu đó, ngoài việc gọi Hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng toàn cầu là "câu lạc bộ của những người già", ông còn nhận định "rủi ro hệ thống" không phải là vấn đề đáng lo ngại ở Trung Quốc. Mà thay vào đó rủi ro lớn nhất là "thiếu 1 hệ sinh thái tài chính".

Theo Ma, các ngân hàng Trung Quốc giống như "các tiệm cầm đồ". Kết quả là một số ngân hàng trở nên quá lớn để được phép sụp đổ. "Giống như người Trung Quốc hay nói, nếu vay 100.000 tệ từ ngân hàng thì bạn sẽ sợ hãi đôi chút, nhưng nếu khoản vay là 1 triệu nhân dân tệ thì cả bạn và ngân hàng đều bất an, và nếu bạn vay 1 tỷ nhân dân tệ, bạn không cảm thấy lo chút nào, ngân hàng mới là bên cần lo lắng", ông nói.

Đến thứ 2 tuần này, Jack Ma đã bị các cơ quan quản lý và giám sát hệ thống tài chính triệu tập. Bắc Kinh cũng mới ban hành dự thảo quản lý hoạt động cho vay vi mô trực tuyến, đồng nghĩa siết chặt quy định về vận hành và các yêu cầu về vốn đối với mảng cho vay tiêu dùng của Ant Group.

Tuy nhiên, tin sốc nhất đến vào tối thứ 3. Sàn Thượng Hải tuyên bố tạm thời đình chỉ thương vụ IPO trên sàn Star của Ant, viện dẫn "những thay đổi lớn" đối với các quy tắc quản lý công ty Trung Quốc. Sau đó Ant cũng thông báo tạm hoãn IPO ở Hồng Kông.

Trước thông tin tiêu cực, cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu 1/3 Ant đã giảm hơn 8%, tương đương vốn hóa thị trường bốc hơi hơn 67 tỷ USD trên sàn New York.

Những gì Jack Ma đã phát biểu là quá nhạy cảm, nhưng không phải là sai hoàn toàn. Các ngân hàng Trung Quốc rất không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ vay, đến mức Bắc Kinh luôn nhắc đến cụm từ "tài chính bao trùm" để nhắc nhở. Trong quý III vừa qua, kể cả khi kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục và 86% trong số 300 doanh nghiệp nhỏ được CLSA khảo sát dã có lãi trở lại, hầu hết đều cho biết vẫn chưa có ý định đầu tư cho tương lai. Có tới 59% cho biết chi phí vốn chủ yếu được chi trả cho "bảo dưỡng định kỳ".

Cụm từ "hiệu cầm đồ" cũng không phải do ông phát minh ra. Một số quan chức của NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã sử dụng cụm từ này. Vậy thì vì sao bài phát biểu của ông lại gây ra những hậu quả nặng nề đến vậy?

Lâu nay Jack Ma vẫn có quan hệ thân thiết với một số quan chức cấp cao. Ngoài ra có thể coi Alibaba là 1 niềm tự hào của Trung Quốc mà niềm tự hào đó đến từ những thành tựu của ông. Tuy nhiên, có vẻ như ở thời điểm hiện tại, mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh lại là củng cố hệ thống tài chính, siết chặt các quy định quản lý để ngăn ngừa tối đa rủi ro hệ thống.

Ant đang huy động được ít nhất 34,5 tỷ USD trong vụ IPO mà đã thu hút được hơn 3.000 tỷ USD chỉ riêng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đó là sự trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ảm đạm của các ngân hàng nhỏ. Một số thậm chí đã phải tái cấu trúc vì thiếu vốn.

Trên thị trường tín dụng tiêu dùng đang nở rộ, Ant đã chiếm ưu thế hoàn toàn, trở thành ứng dụng không thể thiếu, chỉ đơn thuần là kết nối người muốn vay và người cần vay. Trong khi đó các ngân hàng cho vay và phải có dự phòng đầy đủ phòng trường hợp khoản vay trở thành nợ xấu. Một số ngân hàng thương mại đã lên truyền thông phàn nàn rằng những công ty fintech đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với các ngân hàng.

Các khách hàng có phạm vi rất rộng của Ant biết ơn những khoản vay mà họ có thể tiếp cận được nhờ Ant. Nhưng có thể Bắc Kinh sẽ muốn nâng chuẩn áp dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Ant để xoa dịu các ngân hàng. Ví dụ, Ant không được phép hoạt động như 1 cầu nối đơn thuần nữa mà phải giữ 30% khoản vay trên bảng cân đối kế toán thay vì con số nhỏ nhoi 2% như hiện nay. Tuy nhiên điều này có lẽ không phải là vấn đề đáng lo vì vụ IPO sẽ đem về hàng chục tỷ USD và Ant có thể sử dụng nguồn vốn đó để trích lập dự phòng.

Thông báo của sàn Thượng Hải viện dẫn một trong những lý do là môi trường luật pháp thay đổi và Ant không còn đủ tiêu chuẩn để niêm yết. Nhưng theo Bloomberg, thực tế là chưa có bất kỳ thay đổi nào. Kể từ 2017, các nhà quản lý vẫn tranh luận về chuyện dự phòng khoản vay của các công ty cho vay vi mô trực tuyến. Dự luật mới chỉ là 1 sự tiếp nối cho cuộc tranh luận này mà thôi.

Ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu, Ma đã thừa nhận ông lưỡng lự không biết có nên tham dự và phát biểu tại diễn đàn này hay không. Giờ đây có lẽ ông đã hối hận. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự nghiêm túc về chuyện đổi mới hệ thống tài chính, về "tài chính bao trùm" hay đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, Bắc Kinh nên để cho người đàn ông am hiểu rất sâu sắc và đã kiếm được nhiều tỷ USD từ những vấn đề này thoải mái chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình.

Tham khảo Bloomberg

Để tuột mất 35 tỷ USD vì quá thẳng thắn, Jack Ma vừa mắc sai lầm lớn?

09/11/2020

Jack Ma rất bận rộn.

Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho vụ IPO lớn nhất thế giới. Ông cũng đang bận rộn chuẩn bị cho ngày 11/11 – sự kiện mua sắm lớn nhất năm được triển khai đồng loạt trên các trang thương mại điện tử thuộc hệ sinh thái của Alibaba. Nhưng tại 1 diễn đàn về tài chính tại Thượng Hải cuối tuần trước, ông đã đưa ra những bình luận khá thẳng thắn về hệ thống ngân hàng Trung Quốc và tự đưa mình vào "tâm bão".

Trong bài phát biểu đó, ngoài việc gọi Hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng toàn cầu là "câu lạc bộ của những người già", ông còn nhận định "rủi ro hệ thống" không phải là vấn đề đáng lo ngại ở Trung Quốc. Mà thay vào đó rủi ro lớn nhất là "thiếu 1 hệ sinh thái tài chính".

Theo Ma, các ngân hàng Trung Quốc giống như "các tiệm cầm đồ". Kết quả là một số ngân hàng trở nên quá lớn để được phép sụp đổ. "Giống như người Trung Quốc hay nói, nếu vay 100.000 tệ từ ngân hàng thì bạn sẽ sợ hãi đôi chút, nhưng nếu khoản vay là 1 triệu nhân dân tệ thì cả bạn và ngân hàng đều bất an, và nếu bạn vay 1 tỷ nhân dân tệ, bạn không cảm thấy lo chút nào, ngân hàng mới là bên cần lo lắng", ông nói.

Đến thứ 2 tuần này, Jack Ma đã bị các cơ quan quản lý và giám sát hệ thống tài chính triệu tập. Bắc Kinh cũng mới ban hành dự thảo quản lý hoạt động cho vay vi mô trực tuyến, đồng nghĩa siết chặt quy định về vận hành và các yêu cầu về vốn đối với mảng cho vay tiêu dùng của Ant Group.

Tuy nhiên, tin sốc nhất đến vào tối thứ 3. Sàn Thượng Hải tuyên bố tạm thời đình chỉ thương vụ IPO trên sàn Star của Ant, viện dẫn "những thay đổi lớn" đối với các quy tắc quản lý công ty Trung Quốc. Sau đó Ant cũng thông báo tạm hoãn IPO ở Hồng Kông.

Trước thông tin tiêu cực, cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu 1/3 Ant đã giảm hơn 8%, tương đương vốn hóa thị trường bốc hơi hơn 67 tỷ USD trên sàn New York.

Những gì Jack Ma đã phát biểu là quá nhạy cảm, nhưng không phải là sai hoàn toàn. Các ngân hàng Trung Quốc rất không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ vay, đến mức Bắc Kinh luôn nhắc đến cụm từ "tài chính bao trùm" để nhắc nhở. Trong quý III vừa qua, kể cả khi kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục và 86% trong số 300 doanh nghiệp nhỏ được CLSA khảo sát dã có lãi trở lại, hầu hết đều cho biết vẫn chưa có ý định đầu tư cho tương lai. Có tới 59% cho biết chi phí vốn chủ yếu được chi trả cho "bảo dưỡng định kỳ".

Cụm từ "hiệu cầm đồ" cũng không phải do ông phát minh ra. Một số quan chức của NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã sử dụng cụm từ này. Vậy thì vì sao bài phát biểu của ông lại gây ra những hậu quả nặng nề đến vậy?

Lâu nay Jack Ma vẫn có quan hệ thân thiết với một số quan chức cấp cao. Ngoài ra có thể coi Alibaba là 1 niềm tự hào của Trung Quốc mà niềm tự hào đó đến từ những thành tựu của ông. Tuy nhiên, có vẻ như ở thời điểm hiện tại, mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh lại là củng cố hệ thống tài chính, siết chặt các quy định quản lý để ngăn ngừa tối đa rủi ro hệ thống.

Ant đang huy động được ít nhất 34,5 tỷ USD trong vụ IPO mà đã thu hút được hơn 3.000 tỷ USD chỉ riêng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đó là sự trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ảm đạm của các ngân hàng nhỏ. Một số thậm chí đã phải tái cấu trúc vì thiếu vốn.

Trên thị trường tín dụng tiêu dùng đang nở rộ, Ant đã chiếm ưu thế hoàn toàn, trở thành ứng dụng không thể thiếu, chỉ đơn thuần là kết nối người muốn vay và người cần vay. Trong khi đó các ngân hàng cho vay và phải có dự phòng đầy đủ phòng trường hợp khoản vay trở thành nợ xấu. Một số ngân hàng thương mại đã lên truyền thông phàn nàn rằng những công ty fintech đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với các ngân hàng.

Các khách hàng có phạm vi rất rộng của Ant biết ơn những khoản vay mà họ có thể tiếp cận được nhờ Ant. Nhưng có thể Bắc Kinh sẽ muốn nâng chuẩn áp dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Ant để xoa dịu các ngân hàng. Ví dụ, Ant không được phép hoạt động như 1 cầu nối đơn thuần nữa mà phải giữ 30% khoản vay trên bảng cân đối kế toán thay vì con số nhỏ nhoi 2% như hiện nay. Tuy nhiên điều này có lẽ không phải là vấn đề đáng lo vì vụ IPO sẽ đem về hàng chục tỷ USD và Ant có thể sử dụng nguồn vốn đó để trích lập dự phòng.

Thông báo của sàn Thượng Hải viện dẫn một trong những lý do là môi trường luật pháp thay đổi và Ant không còn đủ tiêu chuẩn để niêm yết. Nhưng theo Bloomberg, thực tế là chưa có bất kỳ thay đổi nào. Kể từ 2017, các nhà quản lý vẫn tranh luận về chuyện dự phòng khoản vay của các công ty cho vay vi mô trực tuyến. Dự luật mới chỉ là 1 sự tiếp nối cho cuộc tranh luận này mà thôi.

Ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu, Ma đã thừa nhận ông lưỡng lự không biết có nên tham dự và phát biểu tại diễn đàn này hay không. Giờ đây có lẽ ông đã hối hận. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự nghiêm túc về chuyện đổi mới hệ thống tài chính, về "tài chính bao trùm" hay đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, Bắc Kinh nên để cho người đàn ông am hiểu rất sâu sắc và đã kiếm được nhiều tỷ USD từ những vấn đề này thoải mái chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình.

Tham khảo Bloomberg